Quốc tế
- Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất lần thứ hai liên tiếp.
- Chứng khoán châu Âu có diễn biến tăng điểm.
- Lạm phát ở Eurozone đang giảm nhanh trong khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, cho thấy tác động kép của chương trình tăng lãi suất kéo dài của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
- Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm. Đồng thời Fed nhận định hiện tượng lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây có thể đè nặng lên nền kinh tế cũng như tỷ lệ lạm phát.
Trong nước
- Vnindex có phiên giao dịch tăng 11,47 điểm trong phiên giao dịch ngày 01/11, đóng cửa tại 1039,66 điểm
- Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị 86,9 tỷ, tập trung ở các cổ phiếu VCI, HPG, SSI
- Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng,ngành Sản xuất Việt Nam vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 10
Nhận định thị trường: Trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đang ghi nhận duy trì diễn biến suy yếu trong bối cảnh áp lực điều chỉnh vẫn đang có chiều hướng duy trì ở diễn biến trung hạn. Tuy vậy, thị trường có thể có một nhịp hồi phục trong ngắn hạn trong bối cảnh phần lớn các mã cổ phiếu đều đã có mức giảm điểm khá nhiều và hầu hết đều ở trong vùng cảnh báo quá bán, có thể kích hoạt dòng tiền tham gia bắt đáy. NĐT vẫn nên thận trọng trong bối cảnh dư địa điều chỉnh trung hạn vẫn đang duy trì và có khả năng chỉ số Vn-Index có thể tiếp tục tìm về ngưỡng hỗ trợ 1.018 điểm của tháng 3/2023.
Chiến lược giao dịch: NĐT được khuyến nghị duy trì tỷ trọng và đưa danh mục về tỷ lệ nắm giữ cp/tiền mặt 30/70 trong bối cảnh các diễn biến ngắn hạn và trung hạn vẫn đang duy trì giảm điểm tiêu cực. NĐT có khả năng chịu rủi ro cao, có thể nâng vị thế nắm giữ cp/tiền mặt lên 50/50 khi chỉ số VN-Index biến động trong vùng hỗ trợ 1.030 – 1.050 điểm; đồng thời theo dõi chờ đợi diễn biến ổn định trở lại của chỉ số Vn-Index.