Quốc tế
- Chứng khoán Mỹ giữ đà tăng điểm sau khi lợi suất trái phiếu và giá dầu hạ nhiệt, ghi nhận đợt bứt phá dài nhất kể từ tháng 7/2023.
- Chứng khoán châu Âu có diễn biến giảm điểm.
- Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hồi nợ lớn nhất thế giới khi số tiền các nước đang phát triển nợ họ đã tăng lên khoảng từ 1,1 nghìn tỷ USD – 1,5 nghìn tỷ USD.
- Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010 (không tính thời kỳ Covid-19) và nhiều gấp đôi so với con số vào cùng thời điểm này năm 2022.
Trong nước
- Vnindex có phiên giao dịch giảm 9,37 điểm trong phiên giao dịch ngày 07/11, đóng cửa tại 1.080,29 điểm.
- Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 262,95 tỷ, tập trung ở các cổ phiếu MWG, VRE, FUESSVF.
- Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt 624 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm 2023.
Nhận định thị trường: Trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đang duy trì diễn biến cải thiện khả quan mặc dù đang có dấu hiệu chững lại trước áp lực bán lớn tiệm cận ngưỡng kháng cự 1.094 – 1.095 điểm. Thanh khoản ghi nhận suy giảm trở lại phản ánh sự thận trọng của dòng tiền tham gia vào thị trường.
Chiến lược giao dịch: NĐT được khuyến nghị duy trì tỷ trọng và đưa danh mục về tỷ lệ nắm giữ cp/tiền mặt 50/50 trong bối cảnh các diễn biến hồi phục và cải thiện của chỉ số Vn-Index; và/hoặc có thể tăng tỷ trọng danh mục cp/tiền mặt lên 70/30 nếu chỉ số vượt ngưỡng kháng cự ngắn hạn 1.094 – 1.095 điểm, hướng về vùng kháng cự 1.12x – 1.13x điểm. Ở chiều ngược lại, nếu áp lực bán tiếp tục gia tăng trong các phiên giao dịch tới và chỉ số VN-Index để mất ngưỡng 1.070 điểm, NĐT có thể cân nhắc hạ tỷ trọng danh mục về tỷ trọng cp/tiền mặt là 30/70, chờ đợi chỉ số kiểm tra lại ngưỡng điểm tạo đáy 1.020 điểm. Nhóm các cổ phiếu chờ mua: VND DGC HSG HPG PC1 HAH VIB.