Quốc tế
- Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều sau một loạt báo cáo kết quả kinh doanh không thuận lợi.
- Chứng khoán châu Âu có diễn biến giảm điểm.
- Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc gói giải cứu thị trường chứng khoán trị giá 278 tỷ USD.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên các chính sách quan trọng và hạ dự báo lạm phát cho năm tài chính tiếp theo.
Trong nước
- Vnindex có phiên giao dịch giảm 5,36 điểm trong phiên giao dịch ngày 23/01, đóng cửa tại 1.177,50 điểm.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị 238,67 tỷ, tập trung ở các cổ phiếu STB, VCG, HCM.
- HSBC dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6% vào năm 2024, nhanh hơn năm 2023. Một trong những yếu tố hỗ trợ đến từ dòng vốn FDI.
Nhận định thị trường:
- Trong ngắn hạn chỉ số ghi nhận duy trì diễn biến đi ngang với dấu hiệu chững lại của các chỉ báo tín hiệu kỹ thuật ghi nhận bán ra từ vùng cảnh báo quá mua phản ánh thị trường đang gặp áp lực bán đáng chú ý tới từ nhóm cổ phiếu đã có nhịp tăng giá tốt vừa qua (ngân hàng); theo đó có thể gây ra áp lực điều chỉnh lên chỉ số chính VN-Index.
- Thanh khoản thị trường ghi nhận suy giảm cho thấy tâm lý thận trọng hơn của dòng tiền tiệm cận với ngưỡng kháng cự 1.200 điểm.
Chiến lược giao dịch: Hạ tỉ trọng cổ phiếu / tiền mặt về ngưỡng 50/50
- Nhà đầu tư vẫn lưu ý thận trọng với kịch bản điều chỉnh về lại hỗ trợ ngắn hạn tại 1.155 – 1.166 điểm. Theo đó, nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt nắm giữ về 50/50đồng thời chờ đợi diễn biến ổn định trở lại của chỉ số tại ngưỡng hỗ trợ 1.155 – 1.166 điểm này.
Các nhóm cổ phiếu nhà đầu tư có thể đặc biệt chú ý giải ngân gia tăng tỷ trọng trở lại tại vùng hỗ trợ 1.155 điểm gồm có:
- Bất động sản: NLG, PDR, DXG, CEO, DIG
- Xây dựng & Nguyên vật liệu: HSG, HPG, NKG, KSB, VCG
- Chứng khoán: VND, SSI, VCI, VIX
- Dầu khí: PLX, PVS, PVD
- Vận tải biển: HAH, VOS, VSC