Tóm tắt báo cáo:
- Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) – loại trừ thực phẩm và năng lượng – tăng 0.1% so với tháng trước và tăng 3.2% so với cùng kỳ. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo ở mức tương ứng 0.1% và 3.3%. Về chỉ số đo lường lạm phát, Fed ưa thích PCE hơn chỉ số giá tiêu dùng (CPI), vì PCE tập trung nhiều hơn vào những gì người tiêu dùng thực sự chi tiêu, trong khi CPI đo lường chi phí của hàng hoá và dịch vụ. Báo cáo về PCE đang mở ra kỳ vọng đợt giảm lãi suất đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2024.
- Trong tuần qua, việc khối ngoại chuyển sang xu hướng mua ròng vào giai đoạn cuối tuần giúp tâm lý thị trường cải thiện đáng kể, là động lực quan trọng giúp thanh khoản và giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên tăng mạnh so với tuần trước, đạt giá trị lần lượt là 702 triệu cổ phiếu và 16,100 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index theo đó trở thành chỉ số tăng mạnh nhất thế giới với mức tăng 2.44%. Về nhóm ngành, dòng tiền ghi nhận chảy mạnh vào nhóm du lịch và giải trí (5.57%) và truyền thông (3.88%).
- Với việc các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Việt Nam trong năm 2023 đã được công bố với nhiều tín hiệu tích cực và lãi suất huy động tại các ngân hàng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục, dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán, giúp chỉ số VN-Index duy trì xu hướng tăng điểm và áp sát kháng cự 1.160 điểm trong tuần 02.01 – 05.01.2024. Nhà đầu tư được khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt lên mức 70/30
- Gia tăng tỷ trọng: nếu chỉ số vượt được ngưỡng 1.133 điểm với thanh khoản được duy trì tốt, nhà đầu tư có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọngvới kỳ vọng thị trường hướng về mức kháng cự tiếp theo ở mốc 1.165 điểm.
- Một số nhóm cổ phiếu đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Danh mục tiềm năng: PNJ, GEX, DGW
- Nếu thị trường tích lũy lại ổn định thì dòng tiền có thể luân chuyển mạnh vào một số nhóm ngành đầu cơ, bao gồm:
- Chứng khoán: HCM, SHS
- Bất động sản: TCH, DIG
- Cảng biển: HAH
- Thép: HSG