Tóm tắt báo cáo:
- Bộ Thương mại Mỵ công bố chỉ số PCE tháng 6 tăng 0.1% so với tháng trước, khớp với dự báo của giới phân tích. Số liệu trên giúp củng cố thêm khả năng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 9 – điều mà giới đầu tư đã bắt đầu kỳ vọng từ đầu tháng 7.
- Trong tuần qua, chỉ số VN-Index ghi nhận giảm 1.79% và nằm trong top 4 chỉ số giảm mạnh nhất trong rổ theo dõi. Đáng chú ý, diễn biến trên xảy ra khi dòng tiền trên thị trường dần giao dịch chậm lại, với thanh khoản và giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đều giảm mạnh, đạt giá trị lần lượt là 667 triệu cổ phiếu và 16,125 tỷ đồng . Về nhóm ngành, dòng tiền ghi nhận rút mạnh nhất tại các nhóm cổ phiếu truyền thông (-9.73%) và du lịch, giải trí (-7.95%).
- Với việc tâm lý nhà đầu tư dần hồi phục sau phiên tăng điểm cuối tuần qua và khối ngoại có xu hướng quay trở lại mua ròng trong thời gian gần đây, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đà hồi phục và dao động trong biên độ 1,235 – 1,275 điểm trong tuần 29.07 – 02.08.2024. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt ở mức 50%.
- Nhà đầu tư chỉ tập trung nắm giữ các mã có triển vọng KQKD quý II khả quan đồng thời cần tiến hành cơ cấu danh mục đối với các mã đang neo ở vùng giá cao và gặp áp lực bán mạnh.
- Trường hợp áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh, chỉ số VN-Index có khả năng điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại vùng 1,197- 1,200 điểm.
- Một số nhóm cổ phiếu đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Nhóm cổ phiếu trading ngắn hạn
- Nhóm chứng khoán: SHS
- Nhóm bđs nhà ở: DIG
- Khác: CTR, VTP, GEX, CTD, ANV, AAA, DPM
- Nhóm cổ phiếu nắm giữ trung hạn
- Nhóm năng lương: PC1
- Nhóm dầu khí: BSR
- Nhóm dệt may: TNG, GIL, TCM, MSH
- Nhóm cổ phiếu nắm giữ dài hạn
- Nhóm thép: HPG, HSG, NKG
- Nhóm ngân hàng: MBB, ACB, SHB
- Nhóm bán lẻ: MWG, DGW, MSN
- Nhóm bđs khu công nghiệp: KBC, IDC, VGC
- Nhóm cổ phiếu trading ngắn hạn