Tóm tắt báo cáo
- Xu hướng rút ròng của dòng tiền nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hạ nhiệt trong tháng 8, qua các quỹ ETF lẫn nhóm quỹ chủ động. Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ luân chuyển dòng tiền đầu tư khi FED hạ lãi suất, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ nâng hạng được đẩy mạnh.
- Trong tuần giao dịch vừa qua, VN-Index ghi nhận giảm gần 18 điểm, tương đương với mức giảm 1.4% và là 1 trong 3 chỉ số giảm điểm nhiều nhất trong nhóm các chỉ số theo dõi. Bên cạnh đó, hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận suy yếu và giảm giá ngoại trừ nhóm hóa chất khi ghi nhận mức tăng 0.31% trong tuần.
- Hiện tại, chỉ số VN-INDEX đang ghi nhận duy trì diễn biến điều chỉnh giảm trước áp lực bán gia tăng và dòng tiền tham gia vào thị trường tiếp tục ghi nhận thận trọng khi liên tục giảm sút cả về khối lượng giao dịch trung bình và giá trị giao dịch trung bình phiên trong bối cảnh chỉ số đã để mất ngưỡng hỗ trợ trung hạn 1.257 – 1.258 và vẫn chưa lấy lại được ngưỡng điểm này. Theo đó, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức 35% – 50% danh mục.
- Do dư địa hồi phục & tăng giá đang có dấu hiệu suy yếu trước áp lực bán tăng lên, nhà đầu tư chú ý tiếp tục thận trọng theo dõi phản ứng của chỉ số và dòng tiền xung quanh ngưỡng hỗ trợ trung hạn 1.257-1.258 điểm. Trong trường hợp tiêu cực nếu áp lực bán vẫn duy trì gia tăng và dòng tiền tham gia vào yếu, chỉ số VN-Index có thể về lại hỗ trợ dài hạn tại 1.224 – 1.225 điểm.
- Một số nhóm cổ phiếu đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Nhóm cổ phiếu trading ngắn hạn
- Nhóm chứng khoán: SHS
- Nhóm bđs nhà ở: HDG
- Khác: GEX, CTD, DPM, SAV, PTB
- Nhóm cổ phiếu nắm giữ trung hạn
- Nhóm năng lương: PC1
- Nhóm dầu khí: BSR
- Nhóm dệt may: TNG, TCM, MSH, VGT
- Thủy sản: VHC
- Nhóm cổ phiếu nắm giữ dài hạn
- Nhóm ngân hàng: MBB, ACB, SHB, VPB
- Nhóm bán lẻ: MWG, DGW, MSN
- Nhóm bđs khu công nghiệp: KBC, IDC, VGC
- Nhóm cổ phiếu trading ngắn hạn