Tóm tắt báo cáo:
- Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 26/10, tăng trưởng GDP quý III của Mỹ đạt 4,9% trong quý III – cao hơn dự báo của giới phân tích. Thông tin trên khiến chỉ số DXY bật tăng lên mốc 106.6 điểm tính đến ngày 27.10, tương ứng tăng 0,38% so với tuần trước.
- Đồng USD mạnh lên góp phần gây tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán thế giới, khiến hầu hết chỉ số đều ghi nhận mức giảm trong khoảng 0,8% – 3% trong tuần 23.10 – 27.10. Trong đó, VN – Index có tuần thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức giảm mạnh nhất thế giới với giá trị đạt 4,28%, kết tuần tại mốc 1.060 điểm. Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng đáng kể khiến thanh khoản và giá trị trung bình giao dịch trung bình mỗi phiên ghi nhận sụt giảm nhẹ, đạt giá trị lần lượt 14,108 tỷ đồng và 696 triệu cổ phiếu.
- Sự kiện doanh nghiệp niêm yết đang chú ý trong tuần qua là thông tin Tập đoàn Vingroup phát hành 250 triệu UD trái phiếu quốc tế, với lãi suất trong khoảng 9,5 – 10%, trả hằng quý và thanh toán bằng đồng USD, đáo hạn vào năm 2028 và có thể chuyển đổi thành cổ phiếu VHM với giá trong khoảng 51.635 – 53.880 VNĐ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mục đích phát hành trái phiếu lần này của Tập đoàn Vingroup là để hoán đổi nợ một phần khoản trái phiếu 500 triệu USD phát hành vào tháng 9/2021, có kỳ hạn 5 năm.
- Chúng tôi dự báo tâm điểm của thị trường tuần 30.10 – 02.11.2023 sẽ hướng về cuộc họp chính sách tháng 11 của Fed, nhất là trong bối cảnh tỷ giá USD/VND đang ở mức cao nhất tính từ đầu năm 2023. Trong trường hợp Fed duy trì mặt bằng lãi suất như hiện nay (xác suất 99,5% theo công cụ quan sát của CME Group), chỉ số VN-Index dự báo bắt đầu quá trình tạo đáy trung hạn và dao động trong biên độ 1.030 – 1.080 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt ở mức 40/60, tập trung vào các cổ phiếu có KQKD quý III được công bố khả quan và có nhiều dư địa để duy trì đà tăng trưởng sang năm 2024.