Quốc tế
- Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi báo cáo việc làm tháng 10/2023 yếu hơn dự đoán đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ giảm.
- Chứng khoán châu Âu có diễn biến giảm điểm.
- Ngân hàng Trung ương Anh tiếp tục giữ lãi suất ở mức 5,25% cho thấy Anh tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận kiểm soát lạm phát bằng cách giữ chi phí vay ở mức cao hiện nay cho tới khi lạm phát giảm.
- Ngoại hối châu Á tăng khi đồng đô la tiếp tục đà giảm trước báo cáo việc làm của Mỹ.
Trong nước
- Vnindex có phiên giao dịch tăng 1,31 điểm trong phiên giao dịch ngày 03/11, đóng cửa tại 1.076,78 điểm
- Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị 264,25 tỷ, tập trung ở các cổ phiếu VCB, MWG, DXG.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 10 đã khởi sắc trở lại, ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước.
Nhận định thị trường: Trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đang ghi nhận diễn biến cải thiện khả quan từ đánh giá giảm điểm chuyển sang diễn biến đi ngang trong bối cảnh đà hồi phục được lan tỏa tốt ra các nhóm cổ phiếu với số mã tăng giá áp đảo số mã giảm giá. Thanh khoản cũng được cải thiện tốt hơn khi gia tăng khoảng 20% so với trung bình 10 phiên giao dịch cho thấy dòng tiền đang có dấu hiệu tham gia trở lại vào thị trường trong bối cảnh nhiều mã cổ phiếu đã có mức chiết khấu hấp dẫn.
Chiến lược giao dịch: NĐT được khuyến nghị duy trì tỷ trọng và đưa danh mục về tỷ lệ nắm giữ cp/tiền mặt 50/50 trong bối cảnh các diễn biến hồi phục và cải thiện của chỉ số Vn-Index; hoặc có thể tăng tỷ trọng danh mục cp/tiền mặt lên 70/30, xem xét giải ngân vào các nhóm ngành: Thép (HPG HSG NKG), Chứng khoán (SHS VND SSI) và Đầu tư công (VCG HHV PC1 HUT) nếu chỉ số duy trì được dư địa tăng điểm và vượt kháng cự ngắn hạn 1.094 – 1.095 điểm, hướng về vùng kháng cự 1.12x – 1.13x điểm. Nhà đầu tư lưu ý nhịp này đang sóng hồi, tăng nhanh nên cần canh thời điểm để bán lướt hạ tỷ trọng và chờ mua lại nếu VN-Index gặp áp lực chốt lời mạnh tại các mốc kháng cự trên, hạn chế mua đuổi giá cao trong phiên.