• Tòa nhà N02-T2 Khu Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại(+84) 2439741771
  • Thứ 2 đến Thứ 6 07:30AM - 07:30PM

Category: Báo cáo doanh nghiệp

Báo cáo đánh giá cổ phiếu TPB – ĐHĐCĐ 2024

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 dưới sự chủ trì của đại diện ban lãnh đạo công ty gồm ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch HĐQT) và ông Nguyễn Hưng (Tổng Giám đốc). Tổng kết năm 2023, ngân hàng có tổng tài sản tăng 9% YoY lên hơn 350,000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt và đảm bảo mức NHNN giao, đạt gần 217,600 tỷ đồng, tăng 18.98% YoY. Số lượng khách hàng đã tăng hơn 3.5 triệu, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu, thông qua mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng 34%, đặc biệt là kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%. Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 của Ngân hàng tăng 34% so với năm trước, tương ứng khoảng 7.500 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng. Cũng trong đại hội, ĐHĐCĐ đã thông qua phương án chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu MBB – ĐHĐCĐ 2024

Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Quân Đội diễn ra ngày 19/04 với sự góp mặt của hơn 1.600 nhà đầu tư, dưới sự chủ trì của đại diện ban lãnh đạo công ty gồm ông Lưu Trung Thái (Chủ tịch HĐQT) và ông Phạm Như Ánh (Tổng Giám đốc). Tổng kết năm 2023, MBBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022; riêng ngân hàng ghi nhận lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm trước đó. Với kế hoạch kinh doanh năm 2024, về tín dụng, MBBank đặt mục tiêu tăng trưởng 15 – 16%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, tỷ lệ an toàn vốn tuân thủ Basel II ở mức tối thiểu 9%. Về lợi nhuận trước thuế, ngân hàng đặt mục tiêu PBT tăng 6-8%, tương ứng trong khoảng từ 27,884 tỷ đồng – 28,410 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2024 – 2029, Ngân hàng lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng 13%, tức đạt gần 1.068 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024, trở thành ngân hàng tiếp theo vượt qua cột mốc 1 triệu tỷ đồng sau nhóm Big 4. Cũng trong đại hội, MBBank đã thông qua mức chia cổ tức năm 2023 là 20%, gồm 5% tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024. Trong năm 2024, MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.579 tỉ đồng, nếu hoàn thành các kế hoạch tăng vốn thì vốn điều lệ của MB dự kiến tăng lên 61.643 tỉ đồng.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu VHM – ĐHĐCĐ 2024

Đại hội cổ đông của CTCP Vinhomes diễn ra ngày24/04 dưới sự chủ trì của ban lãnh đạo công ty gồm ông Phạm Thiếu Hoa (Chủ tịch HĐQT), bà Nguyễn Thu Hằng (Tổng Giám đốc), ông Douglas John Farell (Phó Tổng Giám đốc), bà Mai Thu Thủy (Phó Tổng Giám đốc) và ông Lê Tiến Công (Kế toán trưởng).
Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 103.557 tỷ và 33.533 tỷ, tăng trưởng ấn tượng ở mức 66% và 12%. Trong đó doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vẫn là mảng cốt lõi, đạt 89.669 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc bàn giao đúng tiến độ tại các dự án Vinhomes Ocean Park 2-3, Vinhomes Ocean Park 1 và Vinhomes Smart City.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu TCB – ĐHĐCĐ 2024

Đại hội cổ đông của Hòa Phát diễn ra ngày 20/04 với sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư, dưới sự chủ trì của ban chủ tịch gồm Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT), ông Jens Lottner (Tổng giám đốc).

Hạn mức tín dụng kỳ vọng ở mức 16,2% trong năm: kỳ vọng tăng trưởng trong mục tiêu được NHNN giao cho cả năm; tăng trưởng huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng thực tế. Thu nhập lãi thuần đạt gần 8.500 tỷ đồng trong Q1/2024với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 6.277 tỷ đồng tăng lần lượt là 30,2% và 38,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ghi nhận tăng trưởng mạnh ở một số mảng như hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động mua bán/chứng khoán đầu tư.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu FPT – ĐHĐCĐ 2024

Đại hội cổ đông của CTCP FPT diễn ra ngày 12/04 với sự góp mặt của hơn 1.000 nhà đầu tư, dưới sự chủ trì của ban lãnh đạo công ty gồm ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT), ông Bùi Quang Ngọc (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Văn Khoa (Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Thế Phương (Phó Tổng Giám đốc) và ông Phạm Minh Tuấn (Phó Tổng Giám đốc).

Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 52.618 tỷ và 9.203 tỷ, tăng trưởng ấn tượng ở mức
19,6% và 20,1% so với năm 2023, đạt 101% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận. Trong đó, Khối Công nghệ tiếp tục là trọng tâm của FPT với đóng góp 60% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn với 31.449 tỷ doanh thu và 4.162 tỷ lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng lần lượt 22,1% và 23,6%. Cũng năm 2023, Khối viễn thông cán mốc 4 triệu thuê bao Internet, ghi nhận đà duy trì tăng trưởng bền vững với 15.806 tỷ doanh thu và 3.042 tỷ LNTT. Khối Giáo dục (FPT Education) cũng ghi nhận tín hiệu tích cực với số lượng người học là 145.000 trên toàn hệ thống, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu HPG -ĐHĐCĐ 2024

Đại hội cổ đông của Hòa Phát diễn ra ngày 12/04 với sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư, dưới sự chủ trì của ban chủ tịch gồm ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Việt Thắng(Thành viên HĐQT), ông Trần Tuấn Dương (Thành viên HĐQT).

Số lượng cổ đông duy trì ở mức cao: Tính tới thời điểm trước đại hội đồng cổ đông, số lượng cổ đông của Hòa Phát đạt khoảng 170.000 cổ đông, là một trong những công ty có số lượng cổ đông nhiều nhất trên sàn.

Tổng doanh thu đạt khoảng 119 nghìn tỷ trong năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 6.835 tỷ đồng giảm lần lượt là 16% và 19% so với năm trước, chủ yếu do lĩnh vực kinh doanh thép giảm 22% lợi nhuận so với cùng kỳ, tuy nhiên doanh thu của mảng thép chiếm tới 94% doanh thu của tập đoàn. Trong năm 2024, đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh là 140.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tính tới thời điểm hết quý I/2024, Hòa Phát ước đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và khoảng 2.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu MSN

Phòng NCPT & PTSP kính gửi Báo cáo đánh giá cổ phiếu MSN ngày 14/03/2024 như sau:

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Chiến dịch “Go Global” đã giúp MCH quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Chuyển đổi thành công mô hình các cửa hàng là động lực chính giúp WCM cải thiện doanh thu & Chương trình hội viên Win giúp kết nối với người tiêu dùng.

Kỳ vọng phục hồi kinh tế vào năm 2024 sẽ hỗ trợ ngành bán lẻ, tiêu dùng và với vị thế là một doanh nghiệp lớn trong ngành thì MSN chắc chắn được hưởng lợi.

Kỳ vọng lãi suất giảm và giữ ở mặt bằng thấp sẽ giảm bớt áp lực chi phí lãi vay lên những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao như MSN

RỦI RO

MSN hiện đang có tỷ trọng đòn bẩy cao trong cơ cấu vốn và khả năng trả lãi vay đang giảm dần trong giai đoạn 5 năm từ 2019 – 2023.

ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi kết hợp 3 phương pháp định giá gồm P/E, P/B và FCFF, với trọng số tương đương nhau. Giá trị cổ phiếu MSN được xác định ở mức 98.000 đồng/cổ phần.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu GIL

Phòng NCPT & PTSP kính gửi Báo cáo đánh giá cổ phiếu GIL ngày 07/03/2024 như sau:

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Việc vận hành KCN Phú Bài tại Huế vào quý IV/2023 tạo động lực tăng trưởng mới cho hoạt động kinh doanh của GIL. KCN Phú Bài 4 tại Huế có quy mô hơn 460 ha, nằm tại xã Thủy Phú, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế, với giai đoạn 1 với tổng quy mô 60ha dự kiến được bàn giao ngay trong năm 2024. Tại BCTC quý IV/2023, GIL đã bắt đầu ghi nhận doanh thu từ mảng bất động sản khu công nghiệp với giá trị 14 tỷ đồng.

Hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ được kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm 2024 nhờ lượng hàng tồn kho đang ở mức thấp kỷ lục. Theo dự báo của VITAS, tình hình xuất khẩu dệt may tại các thị trường chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU bắt đầu ghi nhận dấu hiệu phục hồi vào đầu năm 2024. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo GIL cũng cho biết GIL đã bắt đầu quá trình triển khai hợp tác với khách hàng mới với tổng giá trị đơn hàng đầu tiên đạt trên 10 triệu USD, với cơ cấu đóng góp chiếm khỏang 30% doanh thu của GIL trong năm 2023.

Công ty hiện đang sử dụng đòn bẩy tài chính an toàn trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Tại BCTC quý IV/2023, tổng nợ vay tài chính của Gil đạt giá trị 290 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ vay tài chính/vốn chủ sở hữu đạt 0.11 lần. Đây là tỷ lệ tương đối an toàn đối với lĩnh vực có nhu cầu thâm dụng vốn lớn như ngành dệt may và bất động sản khu công nghiệp.

RỦI RO

Pháp lý triển khai các dự án bất động sản nhiều thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao dự án Khu công nghiệp Vĩnh Long của Gilimex chậm hơn dự kiến.

Nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ phục hồi chậm hơn dự kiến do ảnh hưởng từ các biện pháp nâng lãi suất của Fed, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động mảng dệt may..

Giá sợi bông thế giới tăng mạnh hơn dự kiến tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp mảng dệt may của GIL.

ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi kết hợp 3 phương pháp định giá là P/E, P/B và RI với trọng số tương đương nhau. Giá trị cổ phiếu GIL được xác định ở mức 38.300 đồng/cổ phần.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu TAL – TASECO LAND

Phòng NCPT & PTSP kính gửi Báo cáo đánh giá cổ phiếu TAL ngày 08/01/2023, trước 01 ngày sau khi TAL được niêm yết trên sàn Upcom  với một số nội dung chính như sau:

LUẬN ĐIỂM

  • Taseco Land dự kiến sẽ thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong ngày 09/01/2024, nằm trong danh sách các công ty bất động sản uy tín, và có nhiều dự án lớn tại Việt Nam, với cơ cấu tài chính lành mạnh, chính sách cổ tức hấp dẫn, lên đến 15%/năm. Đây là thời điểm vàng, để Taseco Land có thể đón đầu được con sóng hồi phục của thị trường bất động sản trong năm 2024.
  • Taseco Land có quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ, là bàn đạp cho công ty tiếp tục duy trì triển khai các dự án nhà ở trong tương lai, ước tính khoảng 40 dự án với quỹ đất lên đến hơn 2.000 ha trong đó có nhiều thị trường tiềm năng như Phú Quốc, Quảng Ninh, Thanh Hóa.
  • Taseco Land đang tìm kiếmhội tăng trưởng doanh thu bằng cách tham gia vào phân khúc bất động sản Khu Công Nghiệp để đón làn sóng FDI vào Việt Nam, trong đó đã tiến hành đầu tư và giải phóng mặt bằng tại Đồng Văn III. Bên cạnh đó Taseco Land cũng đang tham gia, nghiên cứu và có kế hoạch đầu tư vào các tỉnh có nhiều KCN trọng điểm như Bắc Ninh, Hà Nam…

RỦI RO

• Thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, trầm lắng, nhu cầu mua nhà đất của người dân bị chững lại, khiến cho các công ty bất động sản nói chung và Taseco Land nói riêng gặp khó khăn trong việc bán hàng cũng như ra mắt các sản phẩm nhà ở mới của mình.

Báo cáo đánh giá cổ phiếu CTF

Phòng NCPT & PTSP kính gửi Báo cáo đánh giá cổ phiếu CTF ngày 16/10/2023  với một số nội dung chính như sau:

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

  • Khả năng phục hồi của thị trường ô tô, cùng với các biện pháp can thiệp từ cơ quan quản lý hứa hẹn nửa cuối năm 2023 sẽ có những tín hiệu tích cực đáng kể tạo nền tảng để thị trường ô tô quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
  • Việc mở rộng hệ thống showroom tại miền Nam Việt Nam sẽ tạo điều kiện gia tăng sản lượng bán hàng, tạo động lực mới cho sự phát triển lâu dài của Công ty.

RỦI RO

  • Chi tiêu tiêu dùng của Việt Nam vẫn giảm đáng kể mặc dù NHNN và Chính phủ đã có nhiều động thái khác nhau để hỗ trợ ngành ô tô, dẫn đến kết quả kinh doanh thực tế của CTF trong năm 2023 thấp hơn kỳ vọng.
  • Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương hàng đầu, đặc biệt là Fed, vẫn còn phức tạp để dự đoán hành động tiếp theo, đồng nghĩa dư địa để NHNN tiếp tục nới lỏng tiền tệ sẽ thấp hơn, ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm xa xỉ như ô tô.
  • Cuối quý II/2023, nợ vay tài chính của CTF là 1.819 tỷ đồng. Với việc lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức cao, đây có thể là yếu tố tác động khó tránh khỏi đến kết quả tài chính của CTF trong năm 2023.