• Tòa nhà N02-T2 Khu Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại(+84) 2439741771
  • Thứ 2 đến Thứ 6 07:30AM - 07:30PM

Category: Báo cáo chiến lược

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 05.09 – 09.09.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong tuần qua, NHNN đã cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ 07/09, với mức tăng dao động từ 1- 4% so với trần tín dụng cũ. Đây là động thái cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%. 
  • Tuy vậy, việc trần tín dụng cũ (14%) tiếp tục được giữ nguyên bất chấp nhu cầu vay vốn tăng cao của các doanh nghiệp và người dân đã không đáp ứng kỳ vọng từ thị trường, khiến áp lực bán tăng mạnh. Kết thúc tuần, VN-Index ghi nhận mức giảm 2,48%, trái ngược với diễn biến tăng giá của các TTCK khác.
  • Trong khi đó, việc chỉ số Dollar Index tăng lên mức kỷ lục từ đầu năm 2022 trong tuần qua tiếp tục đẩy giá trị của nhiều đồng tiền chủ chốt khác đi xuống, khiến cho hàng hóa nhập khẩu tại trở nên đắt đỏ, hạn chế các điều kiện tài chính và châm ngòi lạm phát.
  • Với các tín hiệu tiêu cực đang có xu hướng gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chúng tôi cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối diện với áp lực bán gia tăng trong tuần 11 – 15/09/2022, với biên độ dao động dự kiến trong vùng 1,220 – 1,260 điểm.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 05.09 – 09.09.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong tuần qua, giao dịch T+1.5 đã chính thức được triển khai. Ngay trong phiên 29/08, thị trường đã vượt qua được bài test về dòng tiền khi hấp thụ được áp lực bán dâng cao khi lượng cổ phiếu rất lớn từ hai phiên 24/08 và 25/08 cùng đổ về trong bối cảnh các thị trường chứng khoán quốc tế đồng loạt giảm điểm mạnh.
  • Tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và châu Âu tiếp tục nóng lên trong tuần qua khi Nga  vừa thông báo chấm dứt vận hành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream I vô thời hạn vào ngày 01/09 vừa qua. Trong động thái đáp trả, Bộ trường Tài chính các quốc gia thuộc nhóm G7 đã chính thức thông qua thỏa thuận áp giá trần đối với dầu nhập khẩ từ Nga.
  • Trong nước, Tổng Cục Thống kê cũng đã công bố Báo cáo Kinh tế – Xã hội 8 tháng đầu năm với nhiều kết quả khả quan. Nổi bật trong số đó là việc kiểm soát tốt lạm phát, với chỉ số CPI tháng 8 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.
  • Cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong nửa cuối năm 2022 và sự tham gia mạnh của dòng tiền, chúng tôi cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ chinh phục thành công kháng cự mạnh 1,300 điểm trong tuần 04/09 – 08/09 với thanhkhoản tiếp tục duy trì ở mức cao.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 29.08 – 31.08.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Tại Hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch Fed tiếp tục khẳng định rõ mục tiêu kiểm soát lạm phát bằng việc giữ lãi suất ở mức cao . Chúng tôi đánh giá đây là hành động phù hợp và kịp thời của Fed, nhất là trong bối cảnh giá dầu thế giới bắt đầu có xu hướng tăng mạnh trở lại trong tuần qua sau tuyên bố cắt giảm sản lượng khối OPEC+ của Saudi Arabia trong trường hợp Iran đạt được thỏa thuận về xuất khẩu dầu.
  • Trong nước, đại diện Bộ Tài chính vừa công bố dự báo CPI cả năm 2022 ở mức 3.37 – 3.87%. Đây là tín hiệu tích cực được ghi nhận sau giai đoạn liên tục tiến hành các biện pháp bình ổn các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thịt lợn, v.v… của Chính phủ. 
  • Phiên giao dịch ngày 29/08 cũng đánh dấu thời điểm chính thức thực hiện giao dịch T+2 trên TTCK Việt Nam. Với việc lượng cổ phiếu mua từ phiên 24/08 và 25/08 đều đồng loạt về đến tài khoản nhà đầu tư, phiên giao dịch ngày 29/08 sẽ là bài test quan trọng về sức mạnh của dòng tiền tham gia thị trường trong thời gian gần đây.
  • Cùng với diễn biến khá tiêu cực của TTCK quốc tế trước lo lắng lạm phát tiếp tục kéo dài, chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang tích lũy trong biên độ 1,250 – 1,280 điểm trong tuần 29 – 31/08.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 22.08 – 26.08.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Thông tin tích cực nhất trong tuần qua đến từ việc UBCKNN đã chính thức công bố thời điểm chính thức chuyển sang giao dịch T+2 là ngày 29/08. Trong ngắn hạn, điều này được kỳ vọng giúp cải thiện thanh khoản của thị trường từ tháng 9/2022.
  • Ở chiều ngược lại, các tín hiệu phát đi từ thị trường quốc tế đang tạo thêm nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong nửa cuối năm 2022. Tại Nhật Bản, làn sóng Covid-19 mới đang ảnh hưởng mạnh đến tiêu dùng thiết yếu của người dân bất chấp chính phủ nước này không ban hành bất cứ chính sách phong tỏa kinh tế nào. Diễn biến tương tự cũng xuất hiện tại thị trường châu Âu khi Anh vừa công bố mức lạm phát kỷ lục 10,1% trong tháng 7 – mức cao kỷ lục trong 40 năm.
  • Trong nước, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của NHNN giúp lạm phát tiếp tục trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, các tác dụng phụ bắt đầu xuất hiện khi nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay, thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng vỏn vẹn 0.27% trong gần 2 tháng qua.
  • Sau giai đoạn liên tục tăng mạnh, áp lực chốt lời luôn thường trực trong tuần qua mỗi khi chỉ số áp sát kháng cự quan trọng tại khu vực 1,270 – 1,280 điểm. Cùng với sự đan xen giữa thuận lợi và khó khan từ các tín hiệu vĩ mô trong nước và quốc tế, chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ đi ngang tích lũy trong biên độ 1,250 – 1,280 điểm trong tuần 22 – 26/08.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 15.08 – 19.08.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong tuần qua, dữ liệu về thị trường lao động Mỹ chính là sự kiện tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư toàn cầu. Đúng như dự báo, việc nâng lãi suất của Fed đã khiến số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh và vượt mốc 250,000, lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2021.
  • Điều này được kỳ vọng khiến Fed thu hẹp quy mô tăng lãi suất trong các cuộc họp chính sách tiếp theo. TTCK toàn cầu do đó tiếp tục ghi nhận tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp, với các chỉ số chính như Dow Jones, Nasdaq, Nikkei 225 đều tăng trên dưới 1,5% so với tuần trước.
  • Tình hình lạm phát trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực khi một số loại hàng hóa thiết yếu đã bắt đầu ghi nhận sự giảm giá. Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì khi hàng hóa nhập khẩu luôn có độ trễ so với thế giới.
  • Trong tuần qua, dòng tiền tiếp tục tham gia mạnh vào kênh chứng khoán, giúp hấp thụ tốt áp lực chốt lời quanh khu vực 1,250 điểm trong phiên cuối tuần. Cùng với sự ủng hộ từ các tín hiệu vĩ mô trong nước và quốc tế, chúng tôi cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường tiếp tục được duy trì, VN- Index chinh phục thành công kháng cự 1,280 điểm trong tuần 15 – 19/08.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 08.08 – 12.08.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong giá hàng hóa trong nước và thế giới tiếp tục giảm mạnh. Theo đó, giá dầu thế giới ghi nhận giảm gần 11% xuống mức 94 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng Nga – Ukraine. Trong khi đó, giá thép trong nước tiếp tục ghi nhận đợt giảm thứ 12 liên tiếp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Chính phủ tích cực đẩy mạnh triển khai các dự án cao tốc Bắc – Nam.
  • Sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần qua đến từ chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ. Tuy vậy, trái với lo ngại ban đầu, vẫn chưa có hành động quân sự đáng chú ý diễn ra giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đây chính là tiền đề giúp TTCK toàn cầu (trừ Đài Loan) tiếp tục ghi nhận tuần tăng điểm mạnh thứ 2 liên tiếp.
  • Tình hình lạm phát trong nước ghi nhận chuyển biến tích cực khi đà tăng của giá thịt lợn được kiềm chế. Cùng với đó, giá xăng trong nước được dự báo tiếp tục giảm trong kỳ điều chỉnh tiếp theo.
  • Trong tuần qua, dòng tiền đã chính thức quay lại thị trường, giúp khối lượng cổ phiếu giao dịch và giá trị khớp lệnh bình quân tăng mạnh. Cùng với sự ủng hộ từ các tín hiệu vĩ mô trong nước và quốc tế, chúng tôi cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường tiếp tục được duy trì, VN-Index dao động trong biên độ 1,250 – 1,280 điểm với thanh khoản cảithiện.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 07.11 – 11.11.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong tuần qua, Fed đã tiến hành nâng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp lãi suất vào tháng 11. Đây là điều dự báo của giới đầu tư toàn cầu dựa vào các số liệu công bố vào tháng 10.
  • Trước động thái tăng lãi suất của Fed, lãi suất đồng VNĐ trên thị trường liên ngân hàn tiếp tục tăng mạnh vào cuối tuần qua, buộc NHNN phải nhanh chóng bơm gần 50,000 tỷ đồng để bình ổn thị trường.
  • Tuần qua cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản đồng loạt tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn, giúp giảm áp lực bán tháo cổ phiếu lên TTCK.
  • Cùng với việc thị trường đã có phiên test thành công đáy gần nhất 985 điểm trong tuần qua với lực cầu tăng mạnh, chúng tôi dự kiến chỉ số VN-Index dự kiến tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang và dao động trong vùng 990 – 1,030 điểm trong tuần 07/11 -11/11/2022.

Bản tin chiến lược đầu tư tuần 25.07 – 29.07.2022

Tóm tắt báo cáo:

  • Trong tuần qua, giá xăng dầu trong nước tiếp tục điều chỉnh mạnh trong kỳ điều hành ngày 21/07. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 2,710 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 3,600 đồng/lít. 
  • Biện pháp này được dự báo sẽ giảm đáng kể áp lực lên rổ hàng hóa tính CPI trong ngắn hạn. Tuy vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng với tình hình lạm phát trong nước trong nửa cuối năm 2022 khi giá thịt lợn đã có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
  • Trong tuần qua, KQKD quý II của một số doanh nghiệp đã được công bố. Điểm thú vị là diễn biến giá cổ phiếu tính từ đầu quý II đã phản ánh khá chính xác triển vọng của các doanh nghiệp với mức tăng trưởng đột biến của nhóm thủy sản hay sự sụt giảm mạnh của nhóm chứng khoán, thép, v.v…
  • Mùa công bố KQKD vẫn còn duy trì trong tuần 25- 29/07/2022.Với việc nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn và được kỳ vọng có KQKD tích cực vẫn chưa công bố số liệu, chúng tôi cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường tiếp tục được duy trì, VN-Index dao động trong biên độ 1,2195 – 1,240 điểm với thanh khoản cải thiện.

Báo cáo chiến lược tuần 11.07 -15.07.2022

  • Thanh khoản sụt giảm mạnh, thậm chí xuất hiện phiên giao Thanh khoản sụt giảm mạnh, thậm chí xuất hiện phiên giao dịch với giá trị khớp lệnh dưới 10,000 tỷ đồng chính là điểm nhấn đáng chú ý nhất của thị trường trong tuần qua, khiến biên độ dao động của thị trường mạnh hơn.
  • Trong bối cảnh mùa công bố KQKD quý II đang đến gần, chúng tôi cho rằng dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường, giúp chỉ số VN-Index chinh phục lại kháng cự 1,200 điểm trong tuần tới.

Báo cáo chiến lược thị trường tuần từ 27.06 – 01.07.2022

VietinBank Securities xin kính gửi báo cáo chiến lược thị trường với nội dung tóm tắt như sau:

-Trong tuần qua, Tổng Cục Hải quan đã công bố số liệu thương mại ký 1 tháng 6, với tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 31,64 tỷ USD, giảm 10% so với nửa cuối tháng 5. Trong kỳ 1 tháng 6/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,42 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 1,3 tỷ USD.

-Với đặc thù doanh nghiệp FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, chúng tôi cho rằng các số liệu trên chỉ đơn thuần phản ánh những khó khăn của kinh tế toàn cầu trước ảnh hưởng của lạm phát, chưa phản ánh chính xác nội tại kinh tế của Việt Nam.

Tâm điểm của nhà đầu trong tuần này chính Báo cáo Tổng kết Tình hình Kinh tế hội được Tổng Cục Thống công bố vào ngày 29/06. Tính từ đầu tháng 6, giá cả hàng hóa trong nước đã ghi nhận mức tăng tại hầu hết các lĩnh vực thiết yếu, đặc biệt là giá xăng dầu. Do vậy, số liệu trên sẽ giúp nhà đầu tư hình dung mức độ nghiêm trọng của lạm phát đến triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2022.

-Với tính chất quan trọng như vậy, chúng tôi tiếp tục giữ nguyên quan điểm đưa ra từ tuần trước. Theo đó, chỉ số VN-Index dự kiến tiếp tục đi ngang tích lũy trong vùng 1,180 – 1,230 điểm với thanh khoản thấp.